Gỗ hương là gỗ gì?

Ngày đăng: 12:01 PM 30/11/2018 - Lượt xem: 11125

http://martin108.com/go-huong-la-go-gi-d220581/Bạn đang phân vân không biết gỗ hương có nguồn gốc như thế nào, chúng có tốt không, thuộc nhóm mấy và cách nhận biết, có bao nhiêu loại gỗ hương.

Gỗ hương là gì?


Gỗ hương


Cây gỗ hương

Gỗ hương là gỗ được xẻ ra từ cây gỗ hương(giáng hương) bằng các tấm, khối trước khi được gia công thành các đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ cao cấp.

Cây gỗ hương

Cây hỗ hương còn được gọi với các tên khác như: Giáng hương quả to, giáng hương, giáng hương căm – pôt, song lã,….

Tên khoa học: Giáng hương có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus, thuộc họ đậu(Fabaceae).

 

 

Phân bố

Cây gỗ hương là cây bản địa thuộc khu vực Đông Nam Á(Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,..), sau đó được nhân giống, trồng ở một số quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Nam Phi, Châu Mỹ latin,…

Tại Việt Nam: Do đặc tính ưa đất trầm tích, đất đỏ bazan, đất xám, rừng bán thường xanh, rừng khộp chính vì vậy giáng hương phân bố nhiều và tập chung ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ như: Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Phú Yên, Tây Ninh,…

Gỗ hương thuộc nhóm mấy và có tốt không

Hiện nay giáng hương được xếp trong nhóm I bao gồm những loại cây có màu sắc gỗ, vân thớ đẹp, có mùi thơm đặc trưng, không bị cong vênh, mối mọt, phồng rộp và giá trị kinh tế cao.

Ngoài ra tại Việt Nam gỗ hương được xếp cùng với 41 cây gỗ quý khác như: Cẩm lai, muồng đen, táu mậtgụ, lát hoa, sưa, pơ mu,…

Với những ưu điểm nổi bật trên, thì đây là loại gỗ đắt xắt ra miếng và sự đẳng cấp nó mang lại cho chủ sở hữu là không thể bàn cãi.

Đặc điểm


Thân cây


Đường kính thân trung bình ở mức 0,8m và những cây to lâu năm có thể hơn 1m

Cây giáng hương trưởng thành tán rộng hình nấm, ngọn cây ở tầng rừng cao với chiều dài phổ biến ở 25 – 35m, đường kính thân trung bình ở mức 0,8m và những cây to lâu năm có thể hơn 1m.

Đây thuộc loại cây bạnh vè, thân cây thẳng đứng, vỏ màu xám nâu, , nhựa cây có màu đỏ tươi.

Gỗ

Quan sát gỗ ta sẽ thấy khi còn non gỗ vàng hoặc đỏ nâu nhạt, khi cây già và để khô gỗ sẽ càng màu đỏ đậm. Vân gỗ đẹp, thớ gỗ mịn, đều và không bị xoắn.

Khi cầm vào gỗ sẽ thấy rất nặng, cứng, có hương thơm tự nhiên rất dễ chịu đặc trưng của các loại gỗ quý nhóm I.

 

Cách truyền thống nhận biết gỗ hương thật đó là ngâm gỗ vào trong nước, nếu đúng là gỗ hương thì sau một thời gian nước sẽ chuyển sang màu xanh nước chè.


Gỗ non màu vàng hoặc đỏ nâu nhạt, khi cây già và để khô gỗ sẽ càng màu đỏ đậm. Vân gỗ đẹp, thớ gỗ mịn, đều và không bị xoắn.

Là cây kép lông chim một lần lẻ, mọc cách và so le nhau với số lượng lá từ 7 – 13, lá nhỏ và hơi bóng ở mặt trên, có lông ở mặt dưới, đầu có mũi nhọn hơi cúng.

Hoa – Quả

Hoa có màu vàng, mọc thành chùm ở cuống lá, mỗi chùm bao gồm 15 – 25 hoa nhỏ, có mùi rất thơm đặc trưng. Quả có hình tròn hơi dẹt, đường kính quả từ 6 – 8cm, quả có đặc điểm đuôi cong về phía cuống, hạt quả chín có màu nâu có các kích thước dài 0,7-1cm và rộng 0,3-0,5cm.

Phân loại


Hiện nay chưa có thông tin chính thống và xác nhận bởi tổ chức có thẩm quyền mang tính khoa học phân loại gỗ hương. Chủ yếu là do cách gọi của từng vùng miền, gỗ đến từ các quốc gia khác nhau, chúng tôi có thể liệt kê ra một số loại phổ biến được gọi tên như:

  • Gỗ hương đá
  • Gỗ hương huyết
  • Gỗ hương vân
  • Gỗ hương thông
  • Gỗ hương lào
  • Gỗ hương đỏ
  • Gỗ hương Nam Phi
  • Gỗ Hương Lào
  • Gỗ hương Việt Nam
  • Gỗ hương Campuchia
  • Gỗ Hương Thái Lan
  • ….

Giá gỗ hương


Theo nguồn tham khảo trên thị trường thì hiện nay gỗ hương có giá trị rất khác nhau từ nguồn gỗ, cụ thể như sau:

Đối với giá tính theo khối (m3):

  • Gỗ hương Nam Phi có giá trên 20.000.000 đồng/1 m3.
  • Gỗ hương Lào có giá trên 35.000.000 triệu đồng/1 m3.

Đối với tính theo tấm xẻ đường kính > 30cm, dài từ 1 – 3m  có giá giao động từ 18.000.000 đồng – 34.000.000 đồng.

Ứng dụng


Hiện nay trên thị trường Việt Nam và các nước trên thế giới, gỗ hương là một loại gỗ cao cấp, được ưa chuộng nhiều trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất, như bàn ghế, tủ, sập, sàn, tượng phật, các đồ thủ công mỹ nghệ,…. Dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn một số hình ảnh ứng dụng của gỗ Hương trong nội thất với hai loại phổ biến:

Sập gỗ hương

 


Sập gỗ hương Nam Phi


Sập gỗ hương đá


Sập gỗ hương lào

 

Sàn gỗ hương


  • Sàn nhà được làm từ gỗ hương
Facebook